Giới Trẻ Ngô Xá ngoxaonline™
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giới Trẻ Ngô Xá ngoxaonline™

Diển đàn giao lưu của xứ Ngô Xá - Giáo Hạt Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
•´¨`:*:•(¯`'•. Thống Kê Bài Viết Mới.•'´¯)•:*:´¨`•
Similar topics

Share | 

 

 Thứ Sáu Tuần Thánh: THÁNH GIÁ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thứ Sáu Tuần Thánh: THÁNH GIÁ Icon_minitimeFri Apr 06, 2012 2:07 am

fxvansy

Búa Gỗ

fxvansy

Hoàng đạo : Cung Nhân Mã
Tử Vi : Hợi
Tổng số bài gửi : 15
Điểm : 45
Danh Tiếng : 0
Tuổi : 40
Đến từ : ĐÔNG THÀNH

Bài gửiTiêu đề: Thứ Sáu Tuần Thánh: THÁNH GIÁ

 

Phụng vụ hằng năm Giáo Hội Công giáo cử hành Lễ Suy Tôn Thánh Giá (Cross bởi chữ Latinh Crux). Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh có nghi thức hôn kính và thờ lạy Thánh Giá cách đặc biệt. Thập giá kết bởi hai khúc gỗ đóng chéo lại với nhau một khúc ngang và một khúc dọc. Bóng thánh giá đã rợp che cả cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần thế. Ngay từ giây phút đầu tiên khi Chúa Giêsu giáng trần mang phận người, Mẹ Maria đã sinh hạ Chúa nơi máng cỏ nghèo nàn và tanh hôi. Kết thúc cuộc đời, Mẹ Maria lại ngắm nhìn Con Chí Ái bị treo thân trần trụi trên cây thánh giá. Con đường Chúa đi là con đường thánh giá. Hội Chữ Thập Đỏ cũng đã lấy hình thập giá làm biểu tượng cứu nhân độ thế.

Chúng ta biết ngày xưa người Rôma dùng cây thập giá để đóng đinh và treo thân các tội phạm. Hình phạt đóng đinh thập giá thật khủng khiếp chỉ áp dụng cho người Do thái và người ngoại quốc. Công dân Rôma đã không bị kết án khổ nhục này. Chúa Giêsu sinh ra là người Do thái. Chúa sống với cha mẹ và láng giềng tại Nazareth. Khi tới tuổi trưởng thành, 30 tuổi, Chúa Giêsu ra rao giảng Tin mừng cứu độ. Ba năm sau, Chúa Giêsu bị bán, bị bắt và bị kết án tử hình. Kết án đóng đinh vào thập giá là hình phạt nặng nhất và đau đớn nhất.

Chúa Giêsu bị đóng đinh cả hai tay vào thánh giá. Đinh đóng vào cổ tay, nơi cổ tay có gân vươn tới vai và gân bị xé rách vì sức nặng. Khi nghẹt thở, Chúa đã phải dùng bắp thịt gượng nâng mình lên để lấy khí thở. Cả hai bàn chân được đóng dính vào nhau và vì quá đau đớn, chân của Chúa không thể chống đỡ thân xác. Chúa phải cố cong người tiếp tục hơi thở trong cơn hấp hối. Đây là sự đau đớn thống khổ cùng cực. Khi Chúa đã bị kiệt sức lại có một tên lính lấy đòng đâm cạnh sườn, máu và nước chảy ra. Chúa đã trả lại cho thế gian tất cả những gì mà Chúa nhận lãnh trong thân phận con người. Bản án của Chúa được gắn trên thánh giá như một sự nhạo cười: Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giê su Nadarét, Vua dân Do thái" (Ga 19,19).

Kết án đóng đinh thập giá là một nhục hình. Có những tội nhân bị treo lơ lửng để rồi chết dần chết mòn. Sau khi chết, chim trời sẽ đến rúc rỉa thịt xương. Sự đau đớn cùng cực dầy vò xé nát tâm can. Chúa đã uống cạn chén đắng mà Chúa Cha trao. Chúa Giêsu đã hiến trọn thân mình làm của lễ đền tội dâng lên Chúa Cha. Chúa Giêsu chấp nhận cái chết trong ý thức và tình yêu dâng hiến. Những giọt nước và máu chảy ra hòa trộn giữa thần tính và nhân tính làm thành của lễ đền tội. Cây thập giá đáng tội đã trở thành Thánh Giá nơi treo thân Đấng Cứu Chuộc trần gian.

Khung cảnh trong các nhà thờ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh thật ảm đạm. Các bàn thờ đều lột trần. Nhà tạm mở cửa trống vắng. Không có trang trí hay hoa nến. Không có đèn chầu Thánh Thể. Bầu khí chung quanh thật trầm buồn. Ngày hôm nay tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết và mai táng trong mồ. Lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, hầu hết các nhà thờ cử hành Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá. Linh mục chủ tế nâng cao Thánh Giá và công bố: Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. Cộng đoàn đáp lại: Chúng ta hãy đến thờ lạy. Sau khi rước Thánh Giá, mọi người đều đến quỳ kính hôn cây Thánh Giá. Có vài truyền thống khác nhau tùy theo mỗi vùng do các nhà truyền giáo thành lập. Có nhiều nhà thờ, cộng đoàn dân Chúa hôn kính thánh giá có tượng Chúa chịu nạn. Có nơi cộng đoàn chỉ hôn cây Thánh Giá trần. Giáo dân quỳ gối và lê bước tới hôn chân Chúa. Có nơi còn có rước nả hay gạo nổ. Thân xác của Chúa được đặt trong mồ. Dầu thơm xức chân Chúa và gạo nổ được đổ tràn lan trên chân và mình Chúa. Mọi người quỳ gối hôn chân Chúa và bốc một nắm gạo nổ như là ân lộc của Chúa.

Khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá, Thánh Giá được mang một ý nghĩa mới và một niềm hy vọng của ơn cứu độ. Thánh Giá đã trở nên nguồn sinh lực cho biết bao tâm hồn. Thánh Giá trở nên máng chuyển mọi ơn lành của sự tha thứ và hòa giải. Thánh Giá là dấu chỉ của người tin vào Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh. Thánh Giá không còn là sự khinh bỉ nhạo cười mà trở nên bàn thờ hiến tế. Thánh Giá được in dấu trong lòng mỗi Kitô hữu. Thánh Giá hiện diện khắp nơi trong nhà, công sở, nhà thờ, nơi nghĩa trang và xuất hiện cùng khắp.

Trong tất cả các nhà thờ của Kitô giáo đều được treo hình Thánh Giá nơi cực trọng. Nơi thánh đường Công giáo, trên Thánh Giá có tượng chịu nạn và có 14 chặng Đàng Thánh Giá chung quanh. Nhà thờ Tin Lành thường có tượng Thánh Giá trần nơi chính điện. Thánh Giá xuất hiện khắp nơi cùng với nền văn minh Kitô giáo trải rộng. Ở nước Lithuania có một đồi Thánh Giá nổi tiếng. Người dân Lithuania đã đón nhận Kitô giáo vào thế kỷ XIV, không lâu sau hầu như cả nước thuần thành Công giáo. Đặc biệt nhất là có Đồi Ngàn Thập Giá. Đồi Ngàn Thập Giá ở gần thị trấn Siauliai và có khoảng trên năm mươi ngàn cây Thánh Giá lớn nhỏ được đặt trong khu vực này.

Suy gẫm lời nhắn nhủ của Thầy Chí Thánh: Rồi Đức Giêsu nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo (Lc 9,23), Năm Thánh 1984, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có ý định làm một cây Thánh Giá lớn đặt tại bàn thờ chính trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Cuối Năm Thánh, ngài đã trao cây Thánh Giá cho các bạn trẻ tại trung tâm San Lorenzo. Ngài nói rằng chúng con hãy mang Thánh Giá này đi khắp nơi như dấu chỉ tình yêu thương của Chúa Kitô đối với nhân loại. Chúng con hãy đi rao giảng rằng Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh để cứu độ nhân loại. Và ngày nay Thánh Giá được giới trẻ tiếp tục di chuyển đi khắp năm châu.

Thánh Giá trở thành nguồn ơn cứu độ cho những ai bước theo Chúa: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy (Ga. 10.38). Vác thánh giá mình là vác những khổ đau cả về thân xác lẫn tinh thần mà theo Chúa. Đã gọi là thánh giá thì phải có sức chịu đựng nặng nề, nhẫn nại và can đảm. Xưa Chúa vác thánh giá đã bị ngã ba lần, Chúa vẫn gượng dậy vác thánh giá cho tới đỉnh đồi Canvê. Chúa không bỏ cuộc. Nếu chúng ta muốn trở thành môn đệ trung thành của Chúa, chúng ta không thể đi theo con đường nào khác: Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo (Ga. 16.24).

Trong các cử hành của Giáo Hội luôn khởi đầu và kết thúc bằng dấu thánh giá. Mọi nghi thức ban phép lành đều mang hình thánh giá như Phép Rửa Tội, Giải Tội, Thêm Sức, Xức Dầu, làm Phép Nước, phép Tượng Ảnh, ban Phép Lành… Thánh Giá trở thành nguồn suối của mọi ân sủng. Mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Chúa Cha đã yêu thương tác tạo muôn loài. Chúa Con chịu chết chuộc tội cho loài người. Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta trong tình yêu liên kết Ba Ngôi. Thánh Giá chính là dấu chỉ của Tình Yêu Tuyệt Đối. Thánh Giá đã gắn kết với Chúa Giêsu trong lễ dâng toàn thiêu. Qua Thánh Giá, Chúa đã bước vào vinh quang phục sinh. Thánh Giá dẫn bước chúng ta đến với Chúa, đi theo Chúa và vui hưởng vinh quang Nước Chúa.

Chiều buồn bên đồi Canvê, Mẹ Maria đứng dưới chân thánh giá, mắt đẵm lệ sầu bi. Mẹ chứng kiến giây phút Con Yêu đang bị hấp hối trong tủi nhục. Mẹ không than van, trách móc hay xét đoán ai. Mẹ chỉ ngậm đắng nuốt cay nỗi sầu buồn của lòng người. Mẹ can đảm đứng đó chứng kiến Con Dấu Ái trút hơi thở cuối cùng. Lòng Mẹ nát tan nhưng Mẹ vẫn ôm chặt thánh giá. Mẹ nhìn xác Con rách nát và thương đau. Mẹ ôm xác Con lạnh giá vào lòng và nước mắt Mẹ hòa với máu khô dính trên thân xác của Con. Mẹ đã thông phần đau khổ và hiến dâng Con Yêu làm hy lễ đền tội cho nhân loại.

Thánh Giá là niềm hy vọng của mọi tín hữu. Thánh Giá là giá cứu chuộc trần gian. Đã gọi là thánh giá thì không có thánh giá nào nhẹ nhàng trơn tru. Chúng ta hãy chấp nhận mọi biến cố trong đời như là thánh giá để cùng vác với Chúa lên đồi Canvê. Thánh Giá là con đường dẫn chúng ta đến sự sống. Hãy chạy đến với Chúa xin ơn bền đỗ và nâng đỡ ủi an. Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta rằng: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt. 11,28).[img][/img]

Chữ ký của fxvansy

 

Thứ Sáu Tuần Thánh: THÁNH GIÁ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Giới Trẻ Ngô Xá ngoxaonline™ :: •´¨`:*:•(¯`'•.GÓC THÀNH VIÊN.•'´¯)•:*:´¨`• :: Kỷ Năng Sống-
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Developed by Little Lamb & Friends™.
Copyright © 2007 - 2010, wWw.NgoXaOnline.forumvi.net .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 và trình duyệt Firefox ,Google Chrome và IE7 trở lên
Get Google Chrom Now Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất